Bơi lội là một môn thể thao được ưa chuộng trên toàn thế giới, không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn là nội dung thi đấu quan trọng tại các giải thể thao lớn như Olympic và SEA Games. Để đảm bảo tính công bằng và chuyên môn cao trong thi đấu, mọi vận động viên đều phải tuân theo luật bơi lội do Liên đoàn Bơi lội Thế giới (FINA) quy định. Hãy cùng bongvip tìm hiểu luật bơi lội thông qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Giới thiệu chung về bộ môn bơi lội
Bơi lội là môn thể thao phổ biến cũng như là thu hút sự yêu thích của cả trẻ em và người lớn. Đây không chỉ là một kỹ năng sinh tồn quan trọng giúp con người di chuyển trong môi trường nước mà còn là một môn thể thao thi đấu chuyên nghiệp có mặt trong nhiều kỳ Thế vận hội. Bơi lội sự kết hợp hấp dẫn giữa thể lực, kỹ thuật và sức bền, bơi lội mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phát triển toàn diện cơ bắp, cải thiện hệ tim mạch và tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể.
Lịch sử của bơi lội có thể bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước, với những hình ảnh về người bơi được tìm thấy trong các bức vẽ trên tường ở Ai Cập cổ đại. Đến thế kỷ 19, bơi lội bắt đầu được tổ chức thành các cuộc thi chính thức tại Anh, đánh dấu bước phát triển chuyên nghiệp của bộ môn này. Kể từ đó, bơi lội không ngừng phát triển và trở thành một trong những môn thể thao quan trọng trong các giải đấu quốc tế như Olympic, Giải vô địch thế giới và nhiều sự kiện thể thao khu vực khác.

Trong thi đấu, bơi lội gồm nhiều nội dung khác nhau, với bốn kiểu bơi chính: bơi tự do, bơi ếch, bơi ngửa và bơi bướm. Mỗi kiểu bơi có đặc điểm kỹ thuật riêng, đòi hỏi vận động viên phải rèn luyện chuyên sâu để đạt được tốc độ và hiệu quả tối đa. Ngoài các nội dung bơi cá nhân, còn có các cuộc thi bơi tiếp sức và bơi hỗn hợp, nơi các vận động viên phối hợp với nhau để tạo nên những màn tranh tài hấp dẫn.
Luật bơi lội phổ biến hiện nay
Bơi lội là một môn thể thao đòi hỏi vận động viên không chỉ có kỹ thuật điêu luyện mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong thi đấu. Dưới đây là những điều luật bơi lội, giúp đảm bảo tính công bằng và chính xác trong mỗi cuộc tranh tài.
Luật xuất phát trong bơi lội
Theo luật bơi lội, ở các nội dung bơi tự do, bơi ếch và bơi bướm, vận động viên sẽ thực hiện xuất phát bằng cách nhảy xuống nước từ bục xuất phát. Khi có tín hiệu còi dài từ trọng tài, tất cả vận động viên phải bước lên bục xuất phát, đứng vững với hai chân cách đều mép bục. Khi nhận lệnh chuẩn bị, một chân phải đặt trước mép bục để sẵn sàng.

Quá trình xuất phát chỉ được thực hiện sau khi trọng tài phát tín hiệu lệnh xuất phát bằng còi, súng hoặc khẩu lệnh. Vận động viên sẽ bị tính lỗi xuất phát nếu rời khỏi vạch trước tín hiệu hoặc không tuân thủ quy trình xuất phát. Nếu vi phạm lần đầu, vận động viên sẽ bị cảnh cáo và phải xuất phát lại.
Luật bơi lội – Luật bơi tự do
Bơi tự do là nội dung linh hoạt nhất, trong đó vận động viên có thể sử dụng bất kỳ kiểu bơi nào mà họ cảm thấy nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu thi đấu ở nội dung bơi hỗn hợp cá nhân hoặc bơi tiếp sức, bơi tự do sẽ không được tính là các kiểu bơi khác như bơi ếch, bơi bướm hay bơi ngửa.
Khi về đích hoặc đổi lượt bơi, vận động viên phải chạm thành bể bằng ít nhất một phần cơ thể. Trong suốt quá trình thi đấu, cơ thể của vận động viên phải nổi trên mặt nước, ngoại trừ sau khi xuất phát hoặc quay vòng – khi đó, họ có thể bơi chìm tối đa 15 mét trước khi trồi lên.
Luật bơi lội – Luật bơi ếch
Theo luật bơi lội thì ngay sau khi vận động viên thực hiện động tác tay đầu tiên sau khi xuất phát hoặc sau khi quay vòng, cơ thể phải giữ tư thế nằm sấp mà không được chuyển sang tư thế ngửa.
Khi thực hiện động tác quạt tay, hai tay phải di chuyển cùng lúc và trên cùng một mặt phẳng ngang. Tương tự, các động tác chân cũng phải được thực hiện đồng thời, không được đá chân luân phiên như bơi tự do.

Khi chạm đích hoặc quay vòng, cả hai tay phải đồng thời chạm vào thành bể. Đồng thời, vai vận động viên phải nằm ngang với mặt nước cho đến khi hoàn tất động tác chạm thành. Trong suốt quá trình bơi, ngoại trừ sau khi xuất phát và quay vòng, ít nhất một phần cơ thể phải nổi trên mặt nước.
Luật bơi lội – Luật bơi bướm
Trong bơi bướm của luật bơi lội, vận động viên phải luôn giữ thân người nằm sấp, hai vai song song với mặt nước trong suốt quá trình bơi. Việc xoay người hoặc chuyển sang tư thế khác đều bị xem là phạm quy.
Các động tác tay phải được thực hiện đồng thời, di chuyển qua mặt nước trước khi quạt ngược về sau. Tương tự, cả hai chân cũng phải đạp nước cùng lúc, không được đá chân luân phiên.
Khi quay vòng hoặc về đích, cả hai tay của vận động viên phải chạm vào thành bể đồng thời. Vận động viên có thể bơi chìm tối đa 15 mét sau khi xuất phát hoặc sau khi quay vòng trước khi phải nổi lên mặt nước.
Luật bơi lội – Luật thi đấu trên đường đua
Mỗi vận động viên phải bơi trên đường bơi mà mình đã xuất phát. Khi về đích, họ phải chạm vào thành bể một cách hợp lệ và không được đặt chân xuống đáy bể để tạo lợi thế.
Trong các nội dung bơi tự do hoặc phần bơi tự do trong nội dung bơi hỗn hợp, nếu vận động viên chạm đáy bể mà không tạo lợi thế trong thi đấu, họ sẽ không bị loại. Tuy nhiên, nếu vận động viên cố tình bơi sang làn của đối thủ để cản trở người khác, họ sẽ bị truất quyền thi đấu.

Không được phép sử dụng bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ tăng tốc độ, độ nổi hoặc sức bền. Tuy nhiên, các phụ kiện như kính bơi và mũ bơi vẫn được chấp nhận.
Trong nội dung bơi tiếp sức, mỗi đội phải có tối thiểu 4 vận động viên. Nếu một vận động viên nhảy xuống nước trước khi đến lượt thi đấu của mình, đội của họ sẽ bị loại. Khi phần thì của mình kết thúc thì vận động viên cần rời khỏi đường bơi nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến lượt bơi tiếp theo.
Việc tuân thủ luật bơi lội không chỉ giúp đảm bảo tính công bằng trong thi đấu mà còn góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn và an toàn cho vận động viên. Bài viết trên đây đã trình bày chi tiết nhất cho mọi người về bộ môn thể thao này cũng như là luật bơi lội chuẩn xác nhất. Bongvip cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết luật bơi lội của chúng tôi.